Picnictoy | Tư vấn chọn đồ chơi trẻ em giúp trẻ phát triển toàn diện

Nguồn gốc chứng ăn mất kiểm soát ở trẻ béo phì

VÕ SÁNG XUÂN VINH

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn cầu có khoảng 9%, tương đương 60 triệu trẻ em bị quá cân hay béo phì. Những đứa trẻ này khi lớn lên dễ có chiều hướng bị béo phì khi trường thành và tăng nguy cơ tử vong sớm, gặp khó khăn về hô hấp, mắc các bệnh tim mạch, béo phì, cao huyết áp, gãy xương và các vấn đề sức khỏe tâm thần. Một trong những yếu tố tăng rủi ro cho trẻ nhóm này là trẻ béo phì khó cảm nhận vị béo hơn trẻ bình thường.

Một nghiên cứu nhỏ cho thấy nụ vị giác của trẻ bị béo phì ít có khả năng phát hiện chất béo hơn nụ vị giác của trẻ bình thường. Đây là một yếu tổ có thể dẫn đến tình trạng ăn mất kiểm soát.

Ông Russel Keast, một nhà nghiên cứu dinh dưỡng tại Đại học Deakin ở Melbourne, Úc cho biết: “Một số người có thể nhạy cảm với thực phẩm chứa chất béo hơn so với những người khác”.

Nghiên cứu của Naim Khan và các đồng nghiệp tại Đại học Bourgogne, nước Pháp đã kiểm tra nhận thức vị béo đối với 116 trẻ độ tuổi 7-8 tuổi ở Algeria. Nhóm tham gia thí nghiệm gồm 57 trẻ béo phì và 59 trẻ có cân nặng trung bình với số bé trai và bé gái bằng nhau. 

Các bé được yêu cầu vào phòng khám khi đang đói bụng để tham gia một bài kiểm tra vị giác với nhiều loại thức uống. Trẻ được đưa cho ba loại dung dịch lỏng để nếm thử, một trong số đó chứa a-xít béo olenic a-xít không màu, không vị. Sau đó trẻ được yêu cầu xác định chất lỏng nào khác với hai loại còn lại.

Quan sát cho thấy trẻ béo phì gặp khó khăn rõ ràng khi muốn phát hiện a-xít béo trong nước uống so với các bạn khác. Mức độ nhạy cảm với chất béo của trẻ béo phì giảm 40 lần. Nghiên cứu còn nhận thấy rằng kích thước vòng eo có mối quan hệ tương quan với khả năng nhận biết a-xít béo.

Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành lấy nước bọt của các bé để tiến hành kiểm tra các biến thể của gen CD36, một gen tham gia vào việc tạo các tế bào thụ thể trong nụ vị giác giúp nhận biết chất béo.  Một biến thể của gen CD36 là A allele được cho là có ít thụ thể nhận biết chất béo hơn. Về nguyên tắc, người có biến thể gen này cần ăn nhiều chất béo hơn thì mới có thể nhận ra được vị béo. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến thể A allele thường xuất hiện phổ biến ở trẻ béo phí và liên quan đến nguy cơ mắc bệnh béo phì cao.

Kathleen Keller, một nhà nghiên cứu khoa học thực phẩm tại Đại học Bang Pennsylvania nói rằng các nghiên cứu khác chỉ ra mối liên kết giữa biến thể này với việc thích các thực phẩm giàu chất béo.  Keller nói tuy bản chất chính xác của tương tác này chưa được xác định, người ta vẫn cho rằng việc ăn đồ ăn nhiều chất béo thường xuyên có thể làm giảm độ nhạy cảm của các thụ thể nụ vị giác giúp cảm nhận vị béo ngậy ở trẻ béo phì. 

Tuy nhiên đây là nghiên cứu nhỏ và cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu khác với quy mô lớn hơn  để làm rõ trước khi đi đến kết luận.

Latisha Love-Gregory, nhà nghiên cứu dinh dưỡng tại Đại học Y Washington ở St. Louis, Missouri nói: “Biến thể này là đáng kể nhưng cần nhân rộng thành tập hợp lớn với sự kiểm soát thích hợp. Ta không biết biến thể A allele, khi làm giảm độ nhạy với chất béo, có làm tăng hay giảm lượng chất béo hấp thụ hay không. Do đó rất khó để đưa ra khuyến cáo về chế độ ăn uống tại thời điểm này. 

Bà nói: “Không kể đến nền tảng di truyền, việc cải thiện chế độ ăn của trẻ quá cân hay béo phì là cực kỳ quan trọng để giúp giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng do béo phì như tiểu đường, bệnh tim mạch và cao huyết áp”.

 

Picnictoy tổng hợp và biên dịch

Nguồn: www.foxnews.com

Tags: Nguồn gốc chứng ăn mất kiểm soát ở trẻ béo phì
Bạn đang xem: Nguồn gốc chứng ăn mất kiểm soát ở trẻ béo phì
Bài trước Bài sau

Giỏ hàng

Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi email cho chúng tôi
Chọn đồ chơi tại chỗ của chúng tôi