Picnictoy | Tư vấn chọn đồ chơi trẻ em giúp trẻ phát triển toàn diện

Lợi ích của đồ chơi tự chế ít người để ý

VÕ SÁNG XUÂN VINH

Trẻ nhỏ không cần các món đồ chơi đắt tiền hay đặc biệt để học hỏi và phát triển. Thực ra chỉ với một chút trí tưởng tượng, bạn có thể biến những món đồ bình thường quanh nhà thành các món đồ chơi và trò chơi tự do cho trẻ.

1. Lợi ích của đồ chơi tự chế và trò chơi tự do

Các trò chơi tự chế và hoạt động tự do tại nhà là cách tuyệt vời để gúp trẻ giải trí, học tập và phát triển. Không cần phải tốn một xu nào cả. Nhưng lại có khả năng kích thích sự sáng tạo trong trẻ.

Rất dễ nghĩ ra các ý tưởng mới khi trẻ lớn hơn. Có rất nhiều món đồ chơi và trò chơi mà bạn và con có thể cùng nhau sáng tạo.

Bạn cũng có thể cho bé chơi các món đồ đóng-mở quanh nhà - trẻ thường thích chơi với các hộp có nắp. Chỉ cần đảm bảo chúng là đồ khó bể vỡ trước khi đưa cho bé.

2. Trẻ sơ sinh

Bạn là món đồ chơi bé yêu thích nhất. Cái vuốt ve, giọng nói của bạn, được bạn vỗ về và ngắm nhìn khuôn mặt bạn là đủ để khiến bé thích thú.

Em bé mới sinh cũng rất thích được ở ngoài trời khi thời tiết đẹp, cảm nhận làn gió, lắng nghe tiếng chim hót, đắm chìm trong mùi hương của thiên nhiên. Nghịch nước trong mực nước nông hoặc trong bể bơi cũng rất vui - miễn là bạn luôn giữ bé trong tay.

Có thể bật nhạc dịu nhẹ để làm dịu trẻ, hay khiến giờ tắm rửa thư giãn hơn với không khí yên tĩnh và nước ấm, sau đó là mát-xa nhẹ nhàng.

Giữ chắc bé, hát, nói chuyện và giao tiếp bằng mắt. Những hoạt động này khiến bé vừa vui vẻ vừa học hỏi và hiểu thêm về bạn.

Tất cả trẻ em đều độc đáo và một số trẻ mất nhiều thời gian hơn để tận hưởng những cảm giác mới. Hãy quan sát phản ứng của bé để biết điều gì làm bé thích thú.

3. Trẻ nhỏ

Một khi trẻ bắt đầu di chuyển và khoẻ mạnh hơn, các trò chơi năng động hơn là phù hợp nhất - và bạn vẫn có thể là món đồ chơi tuyệt nhất của bé.

Bé sẽ thích trèo lên người bạn, khám phá và thử các kỹ năng vận động khác. Tất cả trẻ nhỏ đều cần những lúc chơi đùa trong yên tĩnh, nên hãy quan sát để tìm dấu hiệu bé cần chơi nhẹ nhàng.

Dưới đây là vài ý tưởng chơi đùa cho trẻ nhỏ:

  1. Dành thời gian chơi với nhau mỗi ngày - ví dụ như cùng bé đếm ngón chân. Bạn có thể biến việc này thành một hoạt động thường nhật như thay tã.
  2. Thổi bụng bé và cù các ngón chân.
  3. Làm lúc lắc bằng hộp nước trái cây cũ hoặc hộp sữa - rửa sạch, để ráo, đổ cơm, mì, đậu, hạt khô hoặc thậm chí nút áo cũ (nhớ dính chặt nắp để bé không nuốt phải).
  4. Hát bài hát và điệu ru. Trẻ rất thích khi bạn lặp lại các động tác như vỗ tay hoặc nhấp nháy các ngón tay.
  5. Đọc sách. Ghé thăm thư viện địa phương hoặc thư viện đồ chơi để tìm các món đồ tốt.
  6. Làm một chiếc túi chứa nhiều hoạ tiết thú vị như giấy gói quà.

g)  Tự làm trống bằng cách dán các mảnh giấy được nhúng trong hồ (tự làm hồ bằng bột mì và nước) dọc một chiếc hộp cũ (không có nắp). Khi đã khô, đưa cho bé một chiếc muỗng gỗ làm dùi.

4. Trẻ tập đi

Trẻ tập đi có lẽ thích nhét đồ chơi - thường là với đầu CD, DVD! Tự làm hòm thư cho bé bằng cách rạch các hộp kem cũ hoặc hộp các-tông.

Bạn cũng có thể thử các ý tưởng dưới đây:

  1. Đưa cho bé các móc kẹp và hộp đựng kẹp. Bé sẽ rất thích thú khi liên tục đổ kẹp ra và bỏ kẹp lại vào hộp!
  2. Cắt bìa cứng thành những chiếc phong bì nhỏ rồi trang trí.
  3. Nặn đất sét thành các toà nhà, bánh kếp và cây cối - bất cứ gì bé thích. Bạn còn có thể nặn các hình dạng khác nhau và cắt chúng ra. Thậm chí chỉ cần kẹp đất sét giữa các ngón tay.
  4. Dùng hộp kem để làm mũ trang trí. Phủ giấy bồi, thế là bé trở thành phi hành gia. Hoặc dán các vật liệu khác nhau, hoa giả để làm một chiếc mũ cầu kì.

5. Trẻ chuẩn bị đi học

Hãy thử những ý tưởng sau. Chúng rất vui và sẽ giúp bé phát triển kỹ năng vận động thô:

  1. Chỉ bé cách nhét giấy hoặc các vật liệu khác vào tất cũ để tạo ra các hình nộm loài vật.
  2. Làm một chú rối tất bằng tất cũ và nút.
  3. Đổ quần áo cũ vào một chiếc hộp để làm đồ hoá trang.
  4. Gấp báo cũ thành mũ cướp biển hoặc ảo thuật gia. Để trẻ dán các hình nhiều màu sắc cắt ra từ tạp chí.
  5. Để trẻ biến những chiếc hộp các-tông cũ thành đồ chơi - xe hơi, nhà đồ chơi, quầy sữa, nhà bếp,...
  6. Ghé thăm công viên gần đó hoặc nhà một người bạn, hay chỉ cần đi loanh quanh gần nhà. Đó là những chuyến phiêu lưu thú vị với bé.
  7. Làm một quyển sách đơn giản cùng trẻ - để bé sáng tạo cốt truyện và trang trí các trang vẽ.

6. Trẻ ở độ tuổi đi học

Giúp bé luôn vui vẻ và năng động với những ý tưởng vui chơi sau:

  1. Thử một chuyến đạp xe gia đình hoặc cắm trại ở sân sau.
  2. Lấy những chiếc thùng điện lạnh cũ để xem bé sẽ làm gì với chúng. Có thể dùng làm nhà đồ chơi, phi thuyền hoặc chỗ chơi trốn tìm.
  3. Nấu ăn cùng bé - bắt đầu bằng những món cả nhà cùng thích.
  4. Để bé mời bạn về nhà để cùng chơi với nhau.
  5. Biến những chiếc ga trải giường cũ thành lều bằng cách phủ chúng lên lưng ghế, hoặc làm nhà đồ chơi bằng cách phủ lên mặt bàn. Có khi bé còn thích được cắm trại đấy.

 

Thu Trang

Nguồn: http://raisingchildren.net

Tags: Lợi ích của đồ chơi tự chế ít người để ý
Bạn đang xem: Lợi ích của đồ chơi tự chế ít người để ý
Bài trước Bài sau

Giỏ hàng

Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi email cho chúng tôi
Chọn đồ chơi tại chỗ của chúng tôi