Picnictoy | Tư vấn chọn đồ chơi trẻ em giúp trẻ phát triển toàn diện

Điểm khác biệt của trẻ được tiếp xúc nhiều đồ chơi lắp ráp

Bích Hằng

Đồ chơi lắp ráp đôi khi bị hiểu sai về công dụng và tính giải trí vì có thể trong mắt người lớn, chúng là những khối vô tri và khô cứng, nhàm chán, chúng không quá hấp dẫn hay sặc sỡ như nhiều loại đồ chơi khác.

Hoặc thậm chí nhiều người vẫn nghĩ lắp ráp chỉ là trò chơi dành cho bé trai, các bé gái nếu tiếp xúc nhiều với hoạt động này sẽ dễ ảnh hưởng đến giới tính của trẻ.

Tuy nhiên, hiệu quả của nhóm đồ chơi này lên sự phát triển trí óc và kỹ năng mà một đứa trẻ nhận được thật sự sẽ khiến nhiều Cha Mẹ phải ngạc nhiên. Cùng Picnictoy điểm qua 3 điểm khác biệt rõ rệt nhất dưới đây giữa một trẻ được tiếp xúc nhiều và một trẻ ít được làm quen với các loại đồ chơi lắp ráp khác nhau nhé!

Có khả năng giải quyết vấn đề rất nhạy bén

Việc được luyện tập thường xuyên khi phải suy nghĩ xem mảnh ghép nào nằm ở đâu là hợp lý, và chúng sẽ kết nối với các mảnh ghép khác để tạo thành một vật thể hoặc con thú hoàn chỉnh như thế nào sẽ giúp trẻ tăng tốc độ tư duy khi một vấn đề nào đó phát sinh. Cha Mẹ sẽ bất ngờ khi thấy con vanh vách chỉ ra nguyên nhân và còn tìm ra một số cách giải quyết “không giống ai” nhưng lại sáng tạo vô cùng.

Ví dụ thay vì một mảnh ghép ở vị trí tai của chú mèo, bé hoàn toàn có thể biến nó thành cái đuôi nếu được và nói rằng đó là chú mèo “một tai” sau khi lỡ đùa giỡn quá trớn với những chú mèo khác, tại sao không?

Có sức sáng tạo mạnh mẽ, nhiều ý tưởng “độc lạ”

Sáng tạo là một kỹ năng hoàn toàn có thể rèn luyện được và đồ chơi lắp ráp là một trong những cách giúp cải thiện khả năng “bay cao bay xa” cho những ý tưởng của trẻ rất hữu hiệu. Trong rất nhiều trường hợp thực tế, các bé hay vì lắp theo hướng dẫn đã nảy ra ý tưởng về nhiều hình thù khác và với các mảnh ghép ít ỏi, trẻ phải sử dụng óc tư duy tối đa để lắp ra được thứ mình muốn.

Đây cũng chính là tiền đề cho các hoạt động khác cần đến sự sáng tạo trong công việc và học tập sau này của trẻ. Nên Cha Mẹ cũng đừng quá bất ngờ nếu mua cho con một bộ lắp ghép xe hơi nhưng thành phẩm cuối cùng lại là một căn nhà hay một khẩu súng “có một không hai” nhé.

Khéo léo, tỉ mỉ và có tính kiên nhẫn tốt

Tay của trẻ sẽ cần phải hết sức linh hoạt đến từng chi ngón tay để đưa các mảnh ghép vào đúng khớp nối hoặc trẻ cũng sẽ cần sức bàn tay để bóc tách các khối ghép lớn hơn, phần lớn các hoạt động này sẽ giúp trẻ tăng cường kỹ năng vận động tinh. Đó là lý do vì sao chúng ta thấy có những trẻ tuy chỉ mới 4 - 5 tuổi nhưng điều khiển những vật nhỏ như bút bi, đũa ăn cơm rất linh hoạt, và cũng có những trẻ đến hết cấp 1 vẫn chỉ có thể dùng được duy nhất một dụng cụ là thìa để xúc cơm.

Việc các mảnh ghép không vào được đúng chỗ mong muốn trong lần thử đầu tiên chắc chắn sẽ không khỏi khiến trẻ phát cáu và thậm chí đập hỏng khối hình, nhưng một đứa trẻ được trải nghiệm cảm giác này nhiều lần sẽ dần biết nhẫn nại để ra được thành phẩm mong muốn, và còn là tháo ra để lắp lại từ đầu một thành phẩm khác “tự chế”.

Hiện có rất nhiều các thương hiệu và chủng loại đồ chơi lắp ráp trên thị trường, trải dài đa dạng theo nhóm tuổi của trẻ, thậm chí đến 12 tuổi mà một số có thể kể đến như Duplo, Big, Megabloks, LEGO, Eitech, Oxford, v.v. Cha Mẹ hãy cân nhắc lựa chọn loại đồ chơi lắp ráp có kích thước chi tiết phù hợp với độ tuổi của con hoặc nhờ tư vấn thêm nếu cần để các con vừa chơi vui, học nhiều điều hay lại vừa an toàn nhé.

Bạn đang xem: Điểm khác biệt của trẻ được tiếp xúc nhiều đồ chơi lắp ráp
Bài trước

Giỏ hàng

Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi email cho chúng tôi
Chọn đồ chơi tại chỗ của chúng tôi