Picnictoy | Tư vấn chọn đồ chơi trẻ em giúp trẻ phát triển toàn diện

Các chủng loại đồ chơi chính - Nhóm cờ, trò chơi tập thể và puzzles

VÕ SÁNG XUÂN VINH

Đồ chơi được phân loại căn cứ theo nghiên cứu của nhóm tác giả Smith, T. P. với tựa đề “Hướng dẫn xác định độ tuổi của đồ chơi: Liên hệ tuổi của trẻ em với đặc tính của đồ chơi và phương thức chơi”, thực hiện theo yêu cầu của Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSC, Mỹ).

Với nhóm đồ chơi cờ, trò chơi tập thể và puzzles, trẻ sẽ có cơ hội tìm hiểu trò chơi chiến thuật, yếu tố may mắn cũng như học được ý nghĩa của sự luân phiên, biết cách chờ đợi, quan sát mọi người và biết chấp nhận thắng – thua. Đây là những tiền đề nhằm chuẩn bị tinh thần cho trẻ trước khi trẻ bước vào giai đoạn mẫu giáo.

Puzzles

Có nhiều loại và nhiều kiểu chơi puzzles. Trẻ có thể chơi puzzles một mình, chơi theo nhóm hoặc đơn thuần chỉ là quan sát người khác chơi. Nhìn chung, puzzles chỉ phù hợp cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên. Bé ở độ tuổi nhỏ hơn chỉ có thể chơi trò ghép miếng hình thú đơn giản, có kích thước lớn hoặc đồ chơi thả khối (Những đồ chơi này được xếp vào nhóm Đồ chơi khám phá sơ khai – Đồ chơi thao tác bằng tay).

 

Trò chơi puzzles đòi hỏi ở trẻ 3 kỹ năng chính: kỹ năng vận động tinh để nhặt lên và xếp miếng hình vào đúng chỗ, khả năng phân biệt hình ảnh và khả năng nhận thức để sắp xếp các miếng ghép. Khi trẻ phát triển, những kỹ năng này cũng được cải thiện theo. Ngoài ra, puzzles cũng giúp trẻ phát triển khả năng tính toán và ước lượng, ví dụ như ước lượng kích thước của chiếc xe, độ dài của kệ sách và lượng cà phê còn lại trong bình v.v.

Nếu trẻ thường hay chơi puzzles, trẻ có thể chơi thử các bộ puzzles phức tạp hơn. Puzzles đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề bởi vì trẻ sẽ tìm ra được cách chơi hay nhất để hoàn thành trò chơi puzzles. Ngoài ra trẻ còn phát triển khả năng suy luận về không gian, quan sát những kiểu mẫu và chi tiết, khả năng phối hợp tay-mắt. Đồ chơi lắp ráp không nên quá khó (sẽ gây bực dọc!) hay quá dễ (gây chán nản!) đối với trẻ. Độ thách thức của đồ chơi nên vừa đủ để dạy trẻ tính tập trung và kiên trì. Nếu trẻ cùng chơi chung với bạn, trẻ có thể chơi được đồ chơi xếp hình với độ khó cao, đồng thời trẻ học được sự hợp tác, làm việc theo nhóm.

Đồ chơi với quân bài và các loại cờ

Đồ chơi với quân bài và các loại cờ có nguồn gốc sâu xa từ thời lịch sử cổ đại. Đồ chơi này mang tính chất xã hội cao và tạo nhiều điều kiện cho trẻ tương tác với người khác.

Đồ chơi này không dành cho bé từ 2 tuổi trở xuống vì bé chưa phát triển được kỹ năng vận động và nhận thức nên chưa có khả năng tập trung vào các nguyên tắc của trò chơi.

Đồ chơi trong chủng loại này bao gồm đồ chơi với các quân bài, xổ số, lô tô, domino, chơi xí ngầu và nhiều trò chơi tương tự khác.  Sự đa dạng của đồ chơi thể hiện qua cách thức, số người tham gia và số lần hoán đổi cho nhau. Trò chơi có thể theo dạng luân phiên, ngẫu nhiên hoặc kết hợp cả hai. Chính vì sự đa dạng này, cha mẹ rất thích để cho trẻ chơi nhằm mục đích giáo dục kỹ năng nhận thức và kiến thức học tập.

Trò chơi video và máy tính

Các sản phẩm vi tính luôn được cập nhật, làm mới và đa dạng đối với cả người lớn và trẻ em.

Máy tính thường được dùng để chơi trò chơi, nghe nhạc, coi phim cũng như chạy các chương trình phần mềm. Các loại máy tính thường bao gồm ba dạng chính sau: máy vi tính để bàn, máy vi tính kèm theo bộ chơi game và vi tính xách tay. Một máy tính bao gồm ba thành phần cơ bản: các thiết bị ngoại vi (chuột, bàn phím), thiết bị xuất (máy in, màn hình, loa) và bộ xử lý. Các thiết bị này chỉ phù hợp cho trẻ lớn tuổi vì lúc đó trẻ đã đạt được những kỹ năng vận động và nhận thức nhất định.

Đối với trẻ, sản phẩm máy tính nào có tính tương tác và giáo dục cao thì sức hấp dẫn càng lớn. Cha mẹ và những người lớn cũng có thể sử dụng máy tính. Ngoài ra, máy tính cũng có tác dụng kích thích việc chơi, thi đua giữa cha mẹ và trẻ, tăng thêm mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

Lưu ý: Đối với những trẻ dưới 3 tuổi, cần có sự giám sát của cha mẹ khi chơi. Cha mẹ cần phải mở và tắt các chương trình và máy tính, không được để trẻ tự làm những việc trên.

Picnictoy lược dịch

Nguồn:

  1. Smith, T. P. (ed.) (2002), Age determination guidelines: Relating children’s ages to toy characteristic and play behavior, Consumer Product Safety Commission, United States
  2. National Association of Toys and Leisure Libraries (2008), Good toy guide, London, [Online], Available: http://www.toyshopuk.co.uk/charities/natll.php  [11 Apr 2013]
Tags: Các chủng loại đồ chơi chính - Nhóm cờ trò chơi tập thể và puzzles
Bạn đang xem: Các chủng loại đồ chơi chính - Nhóm cờ, trò chơi tập thể và puzzles
Bài trước Bài sau

Giỏ hàng

Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi email cho chúng tôi
Chọn đồ chơi tại chỗ của chúng tôi