Picnictoy | Tư vấn chọn đồ chơi trẻ em giúp trẻ phát triển toàn diện

Đồ chơi có lợi cho sự phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội của trẻ

VÕ SÁNG XUÂN VINH

Đồ chơi không chỉ giúp trẻ phát triển thể chất, trí tuệ mà còn giúp trẻ phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội.

1. Kỹ năng giao tiếp

Vui chơi là cơ hội để trẻ học cách diễn đạt ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của mình. Cách diễn đạt phi ngôn ngữ bao gồm sự tập trung lắng nghe, tương tác mắt, chờ đến lượt, bắt chước, hiểu và đáp ứng giao tiếp qua điệu bộ. Cách diễn đạt ngôn ngữ bao gồm nghe nói đọc viết, âm ngữ, từ vựng và sắp từ thành câu đúng ngữ pháp.

Các hoạt động chơi giả vờ phân cảnh, sắm vai, đóng kịch rất có ích trong việc giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp. Trẻ đặt ra câu chuyện, tự do sắm vai nhân vật yêu thích, thể hiện điệu bộ và ngôn từ của nhân vật.

Tóm lại, điều kiện tối quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ là có sự tương tác với người khác.

Đồ chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ như sách và trò chơi ô chữ. Cha mẹ có thể đọc sách cho trẻ nghe trước khi đi ngủ hoặc trong lúc thư giãn, dã ngoại. Đối với trò chơi ô chữ, cha mẹ có thể dùng hình vẽ hay card để dạy trẻ.

2. Khả năng làm chủ cảm xúc

Trò chơi tưởng tượng, đóng kịch giúp trẻ hóa giải những xung đột và tổn thương bởi vì khi chơi, trẻ sẽ học cách diễn đạt hoặc điều khiển cảm xúc của mình. Kể cả trò chơi đánh nhau cũng giúp ích cho trẻ trong việc tự chủ, kiềm chế. Sự khác biệt giới tính cũng cho ra kết quả khác nhau. Mức độ phức tạp của trò chơi tưởng tượng càng cao thì khả năng làm chủ cảm xúc càng phát triển ở trẻ, đặc biệt là bé gái.

Vui chơi còn giúp trẻ học được hành vi nào được chấp nhận và hành vi nào không được chấp nhận trong xã hội. Cha mẹ cũng có thể giúp trẻ phát triển phẩm chất đạo đức thông qua việc đọc cho trẻ nghe những câu chuyện với bài học đạo đức ngụ ý. Chơi trong nhóm giúp trẻ đề cao tinh thần làm việc nhóm, tôn trọng và lắng nghe đối phương cũng như hình thành được thái độ ân cần và khoan dung với mọi người.

Chơi giúp trẻ bày tỏ cảm xúc, trước khi trẻ có thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt. Thông qua chơi tưởng tượng, trẻ có thể diễn lại những tình huống xảy ra đối với mình để từ đó trẻ có thể giải tỏa cảm xúc bực bội ra ngoài. Khi trẻ có thể bày tỏ và giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, nỗi lo hãi và huyễn tưởng ấu thơ, trẻ có thể làm chủ được cảm xúc bản thân. Các đồ chơi giúp trẻ bày tỏ cảm xúc thường là búp bê, con thú, con rối, hình ảnh, tranh vẽ, đất cát, đất nặn…

3. Tự thể hiện, cảm giác về bản thân

Nhu cầu tự thể hiện và cảm giác về bản thân là một trong những nhu cầu quan trọng nhất giúp trẻ tự tin trong xã hội và cũng là cách thể hiện tình yêu của cha mẹ đối với trẻ. Sau đây là những tác động của việc tự thể hiện và cảm giác về bản thân đến sự phát triển của trẻ:

  • Xác định vị trí xã hội trong nhóm

  • Khả năng phối hợp, cộng tác với người khác.

  • Lĩnh hội được quy tắc xã hội thông qua trò chơi giả vờ, đóng vai.

  • Tự tin hơn, tâm hồn lạc quan hơn

  • Giúp trẻ dễ dàng tham gia các hoạt động thể dục thể thao, đặc biệt là bé gái .

  • Cùng với việc thử nghiệm các đồ chơi khác nhau, trẻ khám phá thế giới xung quanh có rất nhiều điều thú vị, giúp trẻ chơi chung nhóm tốt hơn.

Các đồ chơi giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội như là đồ chơi và thiết bị chơi ngoài trời khuyến khích trẻ phát triển kỹ năng xã hội cũng như tính hợp tác. Tinh thần đồng đội và hợp tác (nhóm) có thể được giảng dạy với các trò chơi như bóng chày, bóng đá, hoặc nhảy lò cò. Thiết bị sân chơi có thể lôi kéo trẻ vào tương tác với bạn, đặc biệt mang lại lợi ích cho những trẻ có xu hướng lo lắng và thu mình trong các hoạt động nhóm.

Picnictoy tổng hợp

Nguồn:

  1. Nguyễn Thị Thu Cúc (biên dịch), Tâm lý trẻ em, [Online], Available: www.tamlytrilieu.com  [07 Mar 2013]

  2. Power, T. G. (1999), Play and exploration in children and animals, 1st edition, Psychology Press, p.395

  3. Encyclopedia of Children’s Health, Play, [Online], Available: http://www.healthofchildren.com/P/Play.html  [07 Mar 2013]

  4. Nguyễn Thị Thu Cúc (biên dịch), Tâm lý trẻ em, [Online], Available: www.tamlytrilieu.com  [07 Mar 2013]

  5. Hoàng Vũ Quỳnh Trang (Đơn vị tâm lý), nguồn: Trích từ thông tin Bệnh viện Bà mẹ Trẻ em KK – Singapore, Available: http://bibi.vn

  6. Nguyễn Thị Thu Cúc (biên dịch), Tâm lý trẻ em, [Online], Available: www.tamlytrilieu.com  [07 Mar 2013]

  7. Giuliano, T. A., Popp, K. E.& Knight, J. L (2000), “Footballs versus barbies: Childhood play activities as predictors of sport participation by women”, Sex roles, Vol. 42, Issue 3-4, pp. 159-181

  8. Schmalz, D. L. & others (2007), “A longitudinal assessment of the links between physical activity and self-esteem in early adolescent non-Hispanic females”, Journal of Adolescent Health, Vol. 41, pp. 559-565

Tags: Đồ chơi có lợi cho sự phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội của trẻ
Bạn đang xem: Đồ chơi có lợi cho sự phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội của trẻ
Bài trước Bài sau

Giỏ hàng

Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi email cho chúng tôi
Chọn đồ chơi tại chỗ của chúng tôi