Picnictoy | Tư vấn chọn đồ chơi trẻ em giúp trẻ phát triển toàn diện

9 điều hay cần dạy trẻ biết chia sẻ

VÕ SÁNG XUÂN VINH

Trẻ nhỏ thường gặp thấy khó khăn khi phải chia sẻ với người khác. Đây cũng là một phần bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Nhận thức được ý nghĩa của việc chia sẻ và chấp nhận hành vi tốt này là bước đầu tiên để sau này trẻ lớn lên trở thành một người rộng lượng.  Với vai trò là người dẫn dắt và kèm cặp trẻ, bố mẹ cần hiểu suy nghĩ của trẻ, từ đó đưa ra cách giáo dục phù hợp giúp trẻ biết chia sẻ, tạo nền tảng tốt cho phát triển nhân cách trong tương lai.

1. Trẻ sẽ ích kỷ trước khi biết chia sẻ

Quyền sở hữu là một phần tự nhiên trong nhận thức đang phát triển của trẻ. Trong những năm đầu đời (1-3 tuổi), “của con” là một trong những từ phát ra đầu tiên từ miệng trẻ. Trẻ giai đoạn này phát triển sự gắn bó với người hay đồ vật mà trẻ thích. Khả năng này cũng rất quan trọng để trẻ trở thành một người sống tình cảm. Ví dụ như trẻ 1 tuổi thích bám lấy mẹ, trẻ 2 tuổi không muốn cho bạn cùng chơi gấu bông. Những thứ như vậy dần trở thành một phần không thể thiếu và trẻ sẽ cảm thấy không an toàn khi đưa cho người khác. 

2. Thời điểm trẻ cần học cách chia sẻ

Chia sẻ thực sự bắt nguồn từ sự đồng cảm, tức khả năng hiểu suy nghĩ của người khác và nhìn nhận sự việc từ quan điểm của họ. Trẻ dưới 6 tuổi hiếm có khả năng đồng cảm thực sự. Vì vậy bạn đừng mong rằng trẻ dưới 2 tuổi dễ dàng chấp nhận việc phải chia sẻ. Trẻ dưới 2 tuổi muốn có bạn ngồi chơi cùng nhưng sẽ chỉ quan tâm đến bản thân, đồ chơi chúng sở hữu chứ không quan tâm những đứa trẻ khác cảm thấy thế nào hay muốn thứ gì.  Tuy nhiên, nếu được người lớn dẫn dắt, một đứa bé 2 tuổi ích kỷ vẫn có thể hiểu được giá trị của việc chia sẻ để trở thành một người rộng lượng, hào phóng.

Ở tuổi độ 4-5, trẻ dần biết chia sẻ nhưng sẽ có chọn lọc, tức là vẫn giữ lại những đồ vật quý giá cho riêng mình. Hẳn nhiên trẻ phải có lý của mình khi không chia sẻ đồ chơi gấu bông với cậu bạn có bản tính quậy phá, thích vặn thích bứt đồ chơi ra phải không nào? 

3. Đừng ép trẻ phải chia sẻ

Thay vào đó hãy khuyến khích trẻ. Bố mẹ cần biết trân trọng sở thích của con trong khi khuyến khích con chia sẻ, vì với bạn đó có thể chỉ là món đồ chơi, nhưng với con đó là “gia tài” vô giá.  Bố mẹ cần theo sát cách con chơi với nhóm bạn, dạy con biết khi nào nên chia sẻ với bạn để mọi người cùng chơi vui, khi nào và cái gì không nên chia sẻ. Hoặc ví dụ như phim hoạt hình Tom và Jerrry con thích, đừng bắt con chuyển kênh cho bạn tới chơi nhà xem hoạt hình Doraemon, hãy để con tận hưởng hết bộ phim vui rồi chuyển sang kênh khác cho cả hai cùng xem.

4. Gần gũi trẻ

Trẻ được bố mẹ chú trọng đến nhu cầu và sở thích trong khi giáo dục thì sẽ nhạy cảm với nhu cầu của người khác hơn, dễ sẵn sàng chia sẻ hơn. Bên cạnh đó, những thứ chúng cần để xác nhận giá trị của bản thân (đồ chơi, quần áo,sách truyện...) cũng ít hơn những đứa trẻ khác.  Những đứa trẻ có bố mẹ gần gũi có xu hướng ở bên chơi bố mẹ hơn là ngồi giành đồ với người khác.

5. Làm gương cho trẻ noi theo

Hãy thể hiện cho trẻ thấy bố mẹ là một người rộng lượng, biết sẻ chia với người khác. Những khoảnh khắc đơn giản để trẻ nhìn thấy như nhường chiếc bánh ngon cho trẻ, cho cô hàng xóm mượn sách dạy nấu ăn,...cũng là một bài học gần gũi và giá trị. Với gia đình có 2 trẻ trở lên và gần tuổi nhau, chúng sẽ dễ tị nạnh xem ai được thương nhiều hơn và không muốn nhường bố mẹ cho anh/chị/em của mình. Lúc này bố mẹ cần sáng suốt, cư xử công bằng giữa các trẻ với nhau để trẻ không thấy ghen tị. 

6. Dạy trẻ qua trò chơi

Cách dạy trẻ biết sẻ chia dễ nhất đó là thông qua các trò chơi. Tâm trạng vui vẻ, thoải mái góp phần tạo cơ hội thuận lợi, khơi gợi sự hứng thú cho trẻ học các chia sẻ. Các trò chơi như “Cùng xây nhà”, “Chia bánh cho mọi người” khiến trẻ tự nhận thức được rằng mình cần hợp tác với bạn mới có thể xây được ngôi nhà đẹp, hay phải làm thế nào để chia đều bánh và mọi người đều có phần bánh ngon.

7. Biết thời điểm nên can thiệp

Khi cuộc chiến tranh giành đồ chơi nổ ra, đôi khi bạn không cần vội vã can thiệp. Đầu tiên hãy cho trẻ thời gian tự xử lý tranh chấp với nhau và chỉ đứng ngoài quan sát. Nếu cuộc tranh cãi đi đúng hướng, trẻ biết nhường nhịn để cùng chơi vui thì bạn không cần can thiệp nữa. Nhưng nếu tình huống xấu đi, trẻ bắt đầu la lối, gào khóc hoặc dùng bạo lực để giành đồ, hãy ngăn chặn ngay lập tức. Bạn nên tách bọn trẻ ra và đợi trẻ bình tĩnh rồi mới phân tích cho trẻ thấy hành vi đó là không đúng. Đừng nên la mắng con trước mặt bạn ngay lúc đó, con sẽ thấy ấm ức và không chịu nghe lời. 

8. Đặt thời gian chia sẻ

Khi cho nhiều trẻ chơi cùng nhau, hãy đặt thời gian khoảng 2 phút cho mỗi trẻ với mỗi món đồ chơi. Như vậy dần dần trẻ sẽ học được cách đưa đồ chơi cho bạn khi hết lượt. Ban đầu trẻ sẽ khó chịu buông tay, bố mẹ không nên giành lấy đồ chơi để đưa cho đứa trẻ khác mà hãy trò chuyện, khuyến khích, khuyên nhủ nhẹ nhàng để trẻ tự giác chia sẻ.  

9. Lên kế hoạch trước

Nếu con bạn khó chia sẻ đồ với người khác, khi rủ trẻ khác đến chơi nhà, hãy dặn chúng mang theo đồ chơi và ngược lại, mang đồ chơi của con theo nếu đến nhà của những trẻ không muốn chia sẻ. Điều này giúp hạn chế gây ra các tình huống khó xử. Khi chơi cùng nhau và muốn được chơi đồ chơi mới, trẻ sẽ tự nhận ra rằng mình phải chia sẻ với bạn thì mới có cơ hội được thử đồ chơi của bạn.

Picnictoy tổng hợp và biên dịch

Nguồn: www.askdrsears.com

Tags: 9 điều hay cần dạy trẻ biết chia sẻ
Bạn đang xem: 9 điều hay cần dạy trẻ biết chia sẻ
Bài trước Bài sau

Giỏ hàng

Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi email cho chúng tôi
Chọn đồ chơi tại chỗ của chúng tôi